Nhà nước Chính trị Việt Nam

Bài chi tiết: Nhà nước Việt Nam
Những viên chức chủ chốt
Chức vụTênĐảngTừ
Chủ tịch nướcNguyễn Phú TrọngĐảng Cộng sản24/10/2018
Phó chủ tịch nướcĐặng Thị Ngọc ThịnhĐảng Cộng sản8/4/2016

Đứng đầu Nhà nướcChủ tịch nước Việt Nam do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm.

Nhà nước Việt Nam bao gồm 4 cơ quan là:

Lập pháp

Bài chi tiết: Quốc hội Việt Nam
Những viên chức chủ chốt
Chức vụTênĐảngTừ
Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim NgânĐảng Cộng sản5/4/2016
Các Phó Chủ tịch Quốc hộiTòng Thị PhóngĐảng Cộng sản23/7/2007
Uông Chu LưuĐảng Cộng sản23/7/2007
Phùng Quốc HiểnĐảng Cộng sản4/4/2016
Đỗ Bá TỵĐảng Cộng sản4/4/2016

Quốc hội Việt Nam theo mô hình đơn viện. Đại biểu Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm.

Đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam do các đại biểu bầu ra.

Với Việt Nam là một quốc gia độc đảng, điều này có nghĩa là chỉ có một đảng chính trị duy nhất theo luật pháp quy định có quyền nắm quyền cai trị. Chiếu theo Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 thì đảng đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là những người bất đồng chính kiến, cho rằng không có một điều luật nào trong các văn bản hiện hành cấm các chính đảng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng làm trung gian để thông qua và thanh lọc chọn ra danh sách những người có quyền ứng cử. Trong số 500 đại biểu Quốc hội thì chỉ có khoảng 10% đại biểu không phải là Đảng viên.

Hành pháp

Bài chi tiết: Chính phủ Việt Nam
Những viên chức chủ chốt
Chức vụTênĐảngTừ
Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân PhúcĐảng Cộng sản07/04/2016
Các Phó Thủ tướngPhạm Bình MinhĐảng Cộng sản13/11/2013
Trương Hòa BìnhĐảng Cộng sản09/04/2016
Vương Đình HuệĐảng Cộng sản09/04/2016
Vũ Đức ĐamĐảng Cộng sản13/11/2013
Trịnh Đình DũngĐảng Cộng sản09/04/2016

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội Việt Nam và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất – trực thuộc Chủ tịch nước. Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịch nước. Chính phủ phải chấp hành:

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Chính phủ Việt Nam được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa và có nhiệm kỳ là 5 năm.

Đứng đầu Chính phủ Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng do Chủ tịch nước chỉ định trong số đại biểu Quốc hội và được Quốc hội phê chuẩn; các Phó thủ tướng do Thủ tướng chỉ định và trình cho Chủ tịch nước bổ nhiệm. Các thành viên Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề xuất của Thủ tướng và được Quốc hội phê chuẩn.

Tư pháp

Những viên chức chủ chốt
Chức vụTênĐảngTừ
Chánh án tối caoNguyễn Hòa BìnhĐảng Cộng sản8/4/2016
Các Phó Chánh án tối caoBùi Ngọc HòaĐảng Cộng sản17/11/2011
Tống Anh HàoĐảng Cộng sản8/9/2011
Nguyễn SơnĐảng Cộng sản8/9/2011
Nguyễn Văn ThuânĐảng Cộng sản8/10/2014
Nguyễn Thúy HiềnĐảng Cộng sản12/8/2015
Nguyễn Văn HạnhĐảng Cộng sản11/3/2015

Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam là cơ quan xét xử cao nhất của nhà nước – trực thuộc Chủ tịch nước. Tòa án trên nguyên tắc là cơ quan xét xử độc lập với Chính phủ và Quốc hội. Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam không chấp nhận quy chế tam quyền phân lập, tức là không tách riêng ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp ra, và không cho phép ba nhánh khống chế lẫn nhau.

Đứng đầu Tòa án tối cao là Chánh án tối cao, do Chủ tịch nước chỉ định và Quốc hội phê chuẩn.

Những viên chức chủ chốt
Chức vụTênĐảngTừ
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Việt Nam)Lê Minh TríĐảng Cộng sản8/4/2016
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoNguyễn Hải PhongĐảng Cộng sản
Nguyễn Thị Thủy KhiêmĐảng Cộng sản
Lê Hữu ThểĐảng Cộng sản
Trần Công PhànĐảng Cộng sản
Bùi Mạnh CườngĐảng Cộng sản
Nguyễn Văn KhánhĐảng Cộng sản

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát và công tố nhà nước cao nhất - trực thuộc Chủ tịch nước.

Đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo Hiến pháp.

Hiện nay, cả ba nhánh này đều phải phối hợp trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo thống nhất và toàn bộ của Chủ tịch nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, tính độc lập của ngành tòa án còn khá nhiều hạn chế. Tòa án thường phải nghe theo các cơ quan điều tra (Bộ Công an) và cơ quan tố tụng (Viện kiểm sát nhân dân tối cao - trực thuộc Chủ tịch nước).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính trị Việt Nam http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131009-hoi-nghi-... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85143266 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/12... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/14... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZRZj6JA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLjqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLkqIw...